Kế hoạch marketing nước ép trái cây cho cửa hàng nhỏ

Nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao, nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều quán cafe, nước ép, nhà hàng mở ra. Tuy nhiên, có ít người quan tâm đến việc lên kế hoạch Marketing nước ép trái cây. Vậy kinh doanh nước ép cần có kế hoạch như thế nào? Cùng theo dõi những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nhu cầu thị trường nước ép trái cây tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe đang gia tăng. Trong đó, các yếu tố như dinh dưỡng và thành phần tự nhiên của sản phẩm được người tiêu dùng tìm hiểu kỹ lưỡng.

Vì thế, quán nước ép, sinh tố, nước giải khát ngày càng mọc lên dọc theo các tuyến phố, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,… Điều này diễn ra nhiều trong những ngày hè nóng bức. Có thể khẳng định rằng, đây là một loại thức uống phù hợp và có lợi ích cho mọi đối tượng. Chính vì điều này, việc mở quán nước ép trái cây đang trở thành một xu hướng và là cơ hội tiềm năng, nhất là đối với những người có số vốn hạn chế.

Nhu cầu thị trường nước ép trái cây tại Việt Nam

Kế hoạch marketing nước ép trái cây đã từng thành công

Trước khi bắt đầu mô hình kinh doanh quán nước ép trái cây, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững thông tin về lĩnh vực này. Dưới đây là kế hoạch Marketing Mix mà bạn có thể tham khảo.

1. Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu

Để xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả, cách tốt là hạn chế tập trung vào thị trường ngách và xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.

Dù là kinh doanh nước ép trái cây, cà phê nhưng mỗi cửa hàng có khách hàng mục tiêu khác nhau:

  • Với mục tiêu là khách hàng có thu nhập cao: họ có nhu cầu đa dạng, từ nước ép trái cây kết hợp nhiều nguyên liệu, nước detox, nước làm đẹp da, đến nước tốt cho đường ruột,… Đây là những người sẵn lòng chi trả nhiều cho các sản phẩm chất lượng và có lợi ích cho sức khỏe. Khách hàng thu nhập cao cũng đòi hỏi dịch vụ chăm sóc tốt, đồng thời đặt mức độ tiện lợi và chất lượng cao là ưu tiên.
  • Với mục tiêu là khách hàng tầm trung: yêu cầu của họ thấp hơn, quan tâm đến sản phẩm vì sức khỏe nhưng phải cân nhắc chi phí. Họ sử dụng không thường xuyên, có nhu cầu đơn giản hóa về các loại nước ép. Yêu cầu chủ yếu là nước ép tự nhiên, trái cây tươi mới nhưng với giá phải chăng cho cả gia đình.
  • Với mục tiêu là khách hàng trẻ: họ quan tâm đến lối sống lành mạnh và làm đẹp nhưng thu nhập hạn chế. Nếu sản phẩm có giá phải chăng, họ sẵn sàng sử dụng thường xuyên.

2. Xác định đối thủ cạnh tranh

Nếu có nguồn lực và kinh nghiệm hạn chế, các cửa hàng vừa và nhỏ, quán vỉa hè không thể cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu lớn trong ngành nước ép trái cây như Pepsi, Vinamilk, Tropicana,…

Vì vậy, giải pháp được đề xuất là hãy tập trung nghiên cứu và xác định đối thủ trực tiếp có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bạn. Đó có thể là những doanh nghiệp có nguồn lực và quy mô tương đương, đang hướng đến cùng một đối tượng khách hàng hoặc cung ứng trong cùng phân khúc sản phẩm như cửa hàng của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn mở một cửa hàng nước ép trái cây dành cho khách hàng cao cấp tại nội thành Hà Nội, đối thủ trực tiếp sẽ là những doanh nghiệp có tập khách hàng thu nhập cao, vị trí tại Hà Nội, có thể là trong cùng một quận hoặc khu vực nội thành rộng lớn hơn.

Hoặc nếu mở một cửa hàng trong một khu đô thị cụ thể, đối thủ chính sẽ là các cửa hàng nước ép khác ngay trong khu đô thị đó.

Kế hoạch marketing nước ép trái cây đã từng thành công

3. Tối ưu hóa quy trình sản xuất sản phẩm

Để tạo lợi thế cạnh tranh, có những hướng cụ thể như sau:

  • Với sản phẩm có doanh số tốt: tăng cường hoạt động Marketing để tối đa hóa doanh số bán hàng.
  • Với sản phẩm không bán chạy: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới với đặc điểm cạnh tranh hơn để thu hút khách hàng.

Ví dụ: trong ngành nước ép, pha chế hương vị ngon là yếu tố giữ chân khách hàng. Nếu sản phẩm không hấp dẫn, khó uống, thậm chí khi nước ép có chất lượng cao nhưng hương vị nhạt nhòa, sẽ khó thu hút khách hàng.

4. Xây dựng kênh bán hàng online

Hiện nay, có hai hình thức kênh phân phối chủ yếu dành cho doanh nghiệp nói chung:

Hình thức đầu tiên là kênh phân phối truyền thống như GT/MT/KA, yêu cầu nguồn lực và kinh nghiệm khi vận hành. Đây phù hợp cho doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường, sử dụng hệ thống đại lý, nhà phân phối trung gian, cửa hàng chuyên biệt để đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Đối với các cửa hàng vừa và nhỏ, nên tránh bắt đầu với hình thức phân phối truyền thống này và để làm dự trữ cho tương lai.

Hình thức thứ hai là kênh phân phối online, với chi phí thấp và khả năng tiếp cận rộng rãi khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đây bao gồm mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Pinterest,…), website và các trang thương mại điện tử. Đây là lựa chọn phù hợp với các cửa hàng trong ngành nước ép trái cây do có nguồn lực và kinh nghiệm hạn chế.

Để xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả, cửa hàng có thể đa dạng hóa hình thức phân phối sản phẩm bằng cách kết hợp giữa kênh phân phối truyền thống và online.

5. Đẩy mạnh chiến dịch khuyến mãi, tích điểm, check in

Để tối ưu hóa hiệu suất, cửa hàng cần tập trung vào những kênh quảng bá có chi phí thấp, đặc biệt là các kênh trực tuyến, nhưng cũng cần chọn lựa đúng những kênh thực sự hiệu quả.

Cửa hàng có thể linh hoạt tổ chức sự kiện nhỏ như tài trợ sản phẩm cho các sự kiện trong khu vực, tổ chức uống thử nước miễn phí cho cộng đồng yoga, trường mầm non, và khu dân cư. Chương trình tích điểm cho khách hàng mua lại lần sau, check in tặng quà trên mạng xã hội.

Đẩy mạnh chiến dịch khuyến mãi, tích điểm, check in

6. Đo lường và tối ưu quy trình

Để xây dựng một kế hoạch Marketing hiệu quả, các cửa hàng cần có công cụ để đo lường kết quả đạt được. Việc đo lường này giúp kiểm tra xem kế hoạch Marketing có hướng đúng không, hiệu quả thực tế là như thế nào và cần điều chỉnh những gì.

Cửa hàng cần giải đáp những câu hỏi như:

  • Liệu chỉ số KPI có phản ánh đúng chiến lược marketing hay không?
  • Sự chênh lệch giữa ngân sách dự kiến và ngân sách thực tế là nhiều hay ít?
  • Sự chênh lệch giữa chỉ số KPI dự kiến và KPI thực tế là nhiều hay ít?

Trên đây là những kinh nghiệm quý báu trong việc lập kế hoạch marketing nước ép trái cây. Hy vọng rằng những thông tin HMA Agency vừa chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất. 

HMA Agency hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực Digital Marketing, cung cấp nhiều giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi đã hiểu rõ hành vi khách hàng trên internet từ đó đo lường hiệu quả của các hoạt động quảng cáo, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo không hiệu quả.

Nếu bạn cần tư vấn về các dịch vụ Marketing Online, liên hệ ngay tới HMA Agency để được tư vấn chi tiết:

Liên hệ với HMA Agency để được tư vấn ngay!

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Website: https://hmaagency.com/

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn.

Địa chỉ: Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội.

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *