Cách xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp 2023

Giá trị của thương hiệu cũng chính là thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu được biết đến rộng rãi, được yêu thích sẽ giúp công ty có ưu thế trên thị trường. Do đó hiện nay đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chiến lược và quy trình xây dựng thương hiệu sao cho hiệu quả. Hãy cùng HMA Agency tìm hiểu ngay những thông tin sau. 

Thương hiệu là gì?

Brand là thuật ngữ dùng để chỉ thương hiệu trong Tiếng Anh. Do đó hầu như phần lớn các Marketer đều ít nhất 1 lần từng nghe nói đến từ khóa này. Nhưng để lý giải cụ thể thương hiệu là gì thì thật không dễ dàng. 

Đối với một số người, thương hiệu là cái tên mà khách hàng gọi doanh nghiệp hay một sản phẩm nào đó. Thương hiệu sẽ được bao gồm bởi nhiều yếu tố như: logo, màu sắc chủ đạo, hình ảnh, slogan… Nhưng ở góc độ này, thương hiệu chỉ là phần cứng. 

Ở góc nhìn tổng quan hơn, thương hiệu được hiểu toàn diện hơn là câu chuyện, bản sắc của doanh nghiệp hay sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bản sắc và câu chuyện được thể hiện qua tầm nhìn, chiến lược và định vị của công ty. Thông qua đó khách hàng sẽ không chỉ là người mua sắm, mà còn là người gắn bó vì ý nghĩa và sức hút của thương hiệu. 

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu (branding)  là quá trình tìm ra bản sắc, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó câu chuyện được xây dựng và thể hiện thông qua khẩu hiệu, hình ảnh, video để truyền tải đến khách hàng. 

Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình tìm ra bản sắc, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Tại sao cần xây dựng thương hiệu một cách nghiêm túc

Theo kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của chúng tôi chứng minh được rằng, lợi ích mà một thương hiệu mạnh mang lại sẽ vô cùng giá trị. 

  • Chúng tôi đã nghiên cứu và khảo sát thị trường trong nhiều năm, người tiêu dùng luôn bị chi phối bởi thương hiệu khi quyết định mua hàng.
  • Tạo “Danh tính” có thể nói là mục đích của quy trình xây dựng thương hiệu. Nhờ đó khách hàng không chỉ biết đến sản phẩm của bạn mà mua hàng. Đồng thời người tiêu dùng còn trở thành những fan yêu mến, gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
  • Trong 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, làm thế nào để khách hàng nhớ đến là yếu tố quan trọng. Sự nhớ đến này có thể xem như độ phủ và độ chiếm lĩnh thị trường mà nhiều doanh nghiệp mong muốn.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu còn mang lại sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiếp thị, quảng bá và truyền thông. Không chỉ có vậy, người tiêu dùng cũng dễ dàng nhận biết, quan tâm, nhớ đến và yêu thích hơn. Chính những động thái này của khách hàng cho thấy chiến dịch truyền thông của bạn đạt hiệu quả. 
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ được lợi về mặt doanh thu. Quá trình này còn giúp bạn tạo được vị thế và bản sắc riêng biệt trong thị trường lao động. 
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ được lợi về mặt doanh thu

Yếu tố quyết định thành công khi xây dựng thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công không thể thiếu một trong những yếu tố sau. Đây là kinh nghiệm mà HMA Agency đúc kết được sau quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp. 

Thông điệp và triết lý

Để lên kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần hiểu rõ thông điệp và triết lý của doanh nghiệp bạn theo đuổi là gì. Đây có thể nói là kim chỉ nam để triển khai các hoạt động tiếp theo nhằm đạt được mục đích như mong đợi. Có thể hiểu đơn giản, bạn phải chứng minh được với khách hàng lý do tại sao họ nên quan tâm, yêu thích và lựa chọn doanh nghiệp bạn. 

Đẩy mạnh bộ nhận diện thương hiệu

Bước tiếp theo là tạo lập và thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và nhất quán, sáng tạo trong khi triển khai. Bằng kinh nghiệm triển khai mô hình xây dựng thương hiệu chuẩn cho rất nhiều doanh nghiệp, chúng tôi đánh giá được rằng một bộ nhận diện như thế nào là hiệu quả, như thế nào là thành công. 

Trong đó một số yếu tố cơ bản phải đảm bảo là: logo thương hiệu, thông điệp chính của sản phẩm hay doanh nghiệp (còn được gọi là slogan), hình ảnh biểu tượng, profile, hồ sơ năng lực công ty, catalogue,…. Bộ nhận diện không nhất thiết phải là cái logo thật to, câu slogan thật dài và kiêu hãnh. Giá trị thật sự mà bộ nhận diện thương hiệu mang lại chính là thông điệp truyền tải đến người xem, phải thật sự ý nghĩa, có câu chuyện, chinh phục được thị giác, cảm xúc. 

Xây dựng thương hiệu
Đẩy mạnh quá trình phát triển bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng nền tảng trên internet

Xây dựng nền tảng trên Internet cũng là một trong những yếu tố giúp kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công. Đồng thời thông qua những kênh truyền thông khác như Website, khách hàng cũng có nhiều cơ sở dữ liệu để tin tưởng và chọn lựa sản phẩm tại thương hiệu này. 

Thấm nhuần triết lý doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên

Là đơn vị nghiên cứu và thực nghiệm 22 quy luật bất biến chúng tôi hiểu rằng bạn phải đưa những yếu tố cốt lõi của thương hiệu vào hoạt động thực tế, chứ không chỉ là quảng bá và truyền thông. Không ít doanh nghiệp chỉ thực hiện đơn thuần việc quảng cáo hình ảnh, branding nhưng ngay tại đội ngũ nhân viên lại không thấm nhuần hay thấu hiểu được giá trị này. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tính nhất quán khi Branding. 

Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công 20223

Để giúp bạn đọc giải quyết khúc mắc này, HMA Agency đã tổng hợp những cách sau đây. 

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải thực hiện đầu tiên chính là xác định đối tượng mục tiêu. Việc này giúp bạn hướng đến khách hàng trọng tâm của mình ngay từ đầu, dễ dàng chuyển đổi sau này hơn. 

Xây dựng thương hiệu
Xác định đối tượng mục tiêu là việc đầu tiên cần phải làm

2. Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm

Hãy thể hiện mục tiêu, khát khao của doanh nghiệp bạn muốn mang đến cho khách hàng của mình là gì. Đó có thể hiểu là sứ mệnh trọng tâm mà doanh nghiệp theo đuổi. Từ những khát khao đó, bạn sẽ thể hiện qua logo, thông điệp, slogan… để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Mô hình xây dựng thương hiệu của Nike cũng có thể là một ví dụ. 

3. Phân tích thị trường

Vì để doanh nghiệp bạn không chỉ phát triển trên trang giấy. Bạn phải hiểu được thị trường đang có gì, đang cần gì. Đối thủ cạnh tranh của bạn đang ở đâu, điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào. Dựa vào đó bạn mới tìm được chỗ đứng cho doanh nghiệp mình và phát triển mạnh mẽ. 

Xây dựng thương hiệu
Quá trình phân tích thị trường mang đến những thông tin hữu ích

4. Tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu được bức tranh tổng quát về thị trường ngành hàng, dịch vụ mà bạn đang theo đuổi, bạn hãy tìm và tạo ra điểm khác biệt cho doanh nghiệp, sản phẩm mình. Có thể nói quy trình xây dựng thương hiệu đến đây là bước quan trọng và khá nhọc nhằn. Bởi tạo được chất riêng không phải là dễ dàng. 

5. Xác định giá trị tính năng, lợi ích

Xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ qua tính năng lợi ích. Việc xác định tính năng sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng hiểu hơn từ đó tạo ra những thương hiệu theo tính năng lợi ích của dịch vụ sản phẩm.

6. Xây dựng thông điệp đến khách hàng

Bên cạnh hình ảnh và những hình thức thể hiện trực quan, thông điệp sẽ là điều đọng lại trong tâm trí khách hàng khi nhắc về doanh nghiệp của bạn. Do đó hãy đảm bảo thông qua những thông điệp cô đọng, dễ nhớ, có ý nghĩa và nhất quán. 

7. Xây dựng phát triển các kênh Digital Marketing

Để hoàn thiện quy trình xây dựng thương hiệu trong thời đại số, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư các kênh Digital Marketing. Đây có thể xem là chiếc cầu nối nhanh chóng đến gần hơn với người tiêu dùng hiện nay. Một số cách hướng dẫn bạn xây dựng kênh digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, Google, Seo website, chăm sóc website, phát triển kênh youtobe, TikTok,…

Xây dựng thương hiệu
Kênh digital marketing là cầu nối nhanh chóng đến gần hơn với người tiêu dùng

8. Hình ảnh, video, ấn phẩm phù hợp nhận dạng thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công cho 1 doanh nghiệp hay sản phẩm không thể bỏ quên về mặt hình ảnh, ấn phẩm và các video. Trong đó bạn có thể tham khảo một số tiêu chí khi xây dựng các sản phẩm này như: 

  • Vị trí đặt và kích cỡ logo trên sản phẩm (hình ảnh, video, ấn phẩm)
  • Font chữ chủ đạo
  • Nhạc hiệu, hình hiệu trên video…

9. Tạo sự đồng bộ nhất quán thương hiệu

Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp hay sản phẩm được thực hiện lâu dài và xuyên suốt. Chính vì thế bạn phải đảm bảo các chiến dịch truyền thông, hoạt động quảng bá nhất quán với thông điệp và giá trị cốt lõi đề ra. 

Tính đồng bộ nhất quán còn được thể hiện qua nhiều yếu tố khác như: hình ảnh, giọng điệu truyền tải… Hay nói một cách khác, bạn có thể cập nhật, đổi mới để bắt kịp xu hướng thời đại nhưng vẫn kiên định với tiêu chí ban đầu của mình. 

10. Tạo slogan, logo doanh nghiệp

Trong các bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, bước tạo slogan và logo cần đầu tư nhiều sự sáng tạo và thẩm mỹ. Bạn không thể mang toàn bộ câu chuyện của doanh nghiệp mình để viết lên và gọi là logo hay slogan. Nhưng cũng cần đảm bảo được 1 biểu tượng, 1 câu tagline sẽ giúp khách hàng hiểu được triết lý và thông điệp của công ty. 

Xây dựng thương hiệu
Tạo slogan, logo doanh nghiệp cần đầu tư nhiều sự sáng tạo

11. Tích hợp thương hiệu vào điểm mạnh của doanh nghiệp

Tích hợp thương hiệu vào điểm mạnh của doanh nghiệp là cách xây dựng thương hiệu đạt được hiệu quả tích cực. Ví dụ cho cách này chính là khi khách hàng bước đến cửa hàng trưng bày (Showroom) họ sẽ không chỉ thấy sản phẩm của bạn. Mà bên cạnh đó, khách hàng còn được trải nghiệm không gian, kiến trúc, cung cách phục vụ đậm chất riêng hoặc chí ít là văn hóa mang thông điệp của thương hiệu. Những điều này được thể hiện qua bao bì sản phẩm, đồng phục nhân viên, danh thiếp… 

12 Hãy luôn là người tin tưởng thương hiệu của mình

Trong các bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhiều người quên rằng mình cũng có thể trở thành người đại diện cho thương hiệu. Đây có thể xem là niềm tự hào và sự hết mình theo đuổi triết lý, thông điệp mà bạn truyền tải. Từ đó người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi người sáng lập, đội ngũ nhân viên… đều tâm huyết, tin tưởng với chính sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. 

Xây dựng thương hiệu
Hãy luôn là người tin tưởng thương hiệu của mình tuyệt đối

Mẹo xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ 

HMA Agency tin rằng, những mẹo sau đây sẽ giúp bạn hoàn thiện quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho đơn vị mình một cách hiệu quả. Bởi đây là kinh nghiệm được chúng tôi đúc kết sau nhiều năm nghiên cứu và tiến hành Branding cho nhiều doanh nghiệp. 

Xây dựng thương hiệu như một con người

Xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng có nhiều nét tương đồng với xây dựng thương hiệu cá nhân. Bạn bắt đầu từ việc hiểu rõ chính mình, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu sau đó phát huy và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa. Nhưng tất cả phải dựa trên năng lực thực có và tiềm năng có thể đạt được, chứ không phải phô trương quảng bá không thực tế. 

Thực hiện theo một thương hiệu thành công

Tìm kiếm cho mình một hình tượng thành công là điều vô cùng cần thiết. Đó có thể là doanh nghiệp cùng ngành hoặc 1 doanh nghiệp lớn đã xây dựng Brand hiệu quả. Dựa trên kết quả thực tế này bạn sẽ biết được mình nên làm gì và tránh những gì để nhanh chóng có được hiệu quả. 

Xây dựng thương hiệu
Tìm kiếm cho mình một hình tượng thành công là điều vô cùng cần thiết

Đừng quá bắt chước hay cải tiến

Trước sự phát triển quá nhanh chóng của mạng xã hội và nhiều hiện tượng đầy sức hút, một vài doanh nghiệp mong muốn mình cũng cải tiến để bắt kịp thời đại. Nhưng hãy tỉnh táo để nhận ra đâu là xu hướng phát triển của thời đại và đâu là một trào lưu nhất thời. Việc này giúp bạn giữ vững trọng tâm thay vì “tất tả ngược xuôi” chạy mà đánh mất hình ảnh, giá trị cốt lõi của mình. 

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Bên cạnh mang thông điệp đến người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng cần xây dựng hình ảnh thương hiệu là một nhà tuyển dụng có tầm nhìn, tâm huyết. Bởi nếu không có đội ngũ nhân viên thì những gì bạn mong muốn sẽ khó đạt được kết quả tốt. Hoặc nếu bằng nhiều phương pháp để quảng bá hiệu quả, nhưng nếu không có sự gắn bó, cống hiến của người lao động thì cũng khó vững vàng lâu dài. 

HMA Agency hy vọng rằng những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ, đã phần nào giúp bạn hiểu được Branding là công việc như thế nào. Nếu gặp phải vấn đề trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Bằng kinh nghiệm của mình, Phòng marketing thuê ngoài HMA Agency sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để quảng bá và xây dựng thương hiệu phù hợp. 

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Gmail: hmaagencyvn@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn

Website: HMA Agency

Địa chỉ : Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội

Nguồn tham khảo

1. Shopify Staff. 2022. Branding: What Is It and Why It’s Important to Businesses Today

https://www.shopify.com/blog/what-is-branding

Ngày tham khảo: 25/04/2023

2. Allie Decker. 2023. What is Branding? Understanding its Importance in 2023

https://blog.hubspot.com/marketing/branding

Ngày tham khảo: 25/04/2023

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *