Marketing là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định vị trí và duy trì thương hiệu trên thị trường. Để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ cho bộ phận Marketing, các nhân viên nhân sự cần thiết lập các chỉ số KPI phù hợp với đặc thù và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này của HMA Agency sẽ cung cấp cho bạn đọc biết KPI Marketing là gì? Những chỉ số KPI Marketing quan trọng. Hãy cùng Phòng marekting thuê ngoài HMA Agency khám phá nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Chỉ số KPI là gì?
- 2 Vai trò của KPI trong Marketing
- 3 23. Chỉ số KPI cho phòng Marketing quan trọng
- 3.1 1. Doanh thu bán hàng
- 3.2 2. Chỉ số Lead – Chỉ số KPI Marketing
- 3.3 3. Khách hàng tiềm năng
- 3.4 4. Giá trị vòng đời của khách hàng (LTV)
- 3.5 5. Tỷ lệ Lợi nhuận đầu tư (ROI)
- 3.6 6. Lượng tham gia sự kiện
- 3.7 7. Tỉ lệ giữ chân khách hàng
- 3.8 8. Tỉ lệ data contact mới – Chỉ số KPI Marekting
- 3.9 9. Lợi nhuận chi phí quảng cáo (ROAS)
- 3.10 10. Tỉ lệ chuyển đổi
- 3.11 11. Số lượng hiển thị và tỉ lệ tiếp cận
- 3.12 12. Chi phí quảng cáo
- 3.13 13. Lưu lượng khách hàng tiềm năng (MQL)
- 3.14 14. Chất lượng phản hồi của khách hàng ( NPS)
- 3.15 15. Lưu lượng traffic truy cập website
- 3.16 16. Organic Traffic – Chỉ số KPI trong SEO
- 3.17 17. Số lượng và lượng backlink
- 3.18 18. Tỉ lệ nhấp chuột
- 3.19 19. Số lượng nội dung Marketing xuất bản
- 3.20 20. Số lượng video trên các kênh
- 3.21 21. Số lượng lượt xem trên kênh
- 3.22 22. Tăng trưởng người theo dõi
- 3.23 23. Tương tác trên mạng xã hội
- 4 Cách tính phí KPI cho Marketing hiệu quả
- 5 Mẫu KPI cho nhân viên Marketing mới nhất
Chỉ số KPI là gì?
KPI viết tắt của “Key Performance Indicator” là cách để đo lường hiệu suất của các công việc. Chỉ số này được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như tài chính, Marketing, bán hàng và các hoạt động hàng ngày của các bộ phận. Trong lĩnh vực Marketing, các chỉ số KPI bao gồm ROI, CAC, SQL và tỷ lệ chuyển đổi.
Các chỉ số KPI này giúp đánh giá tổng thể hiệu suất của các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp. Một trong những cách nhanh nhất để thu thập và đánh giá KPI Marketing là sử dụng công cụ CRM.
Vai trò của KPI trong Marketing
KPI là một công cụ mang tính định lượng cao, có khả năng đo lường một cách cụ thể và mang đến nhiều lợi ích.
- Chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ quản lý hệ thống công việc của doanh nghiệp đến quản lý công việc của nhóm hoặc cá nhân.
- KPI giúp đo lường hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân, phòng ban, và của cả doanh nghiệp so với mục tiêu đã được đề ra.
- Đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng, minh bạch, công bằng và hiệu quả. KPI cũng giúp cho cấp quản lý dễ dàng đánh giá nhân viên, khen thưởng, tạo động lực phấn đấu làm việc cho nhân viên.
- Giúp cho nhân viên thực hiện trách nhiệm đúng của mình, xác định công việc cần triển khai cụ thể. Và sắp xếp công việc theo đúng mức độ ưu tiên để đạt được mục tiêu.
- KPI giúp định hình và phát triển mục tiêu rõ ràng xây dựng bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, cụ thể và có chiều sâu đối với từng tổ chức và cá nhân.
23. Chỉ số KPI cho phòng Marketing quan trọng
Các chỉ số KPI trong lĩnh vực Marketing quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp tập trung vào truyền thông, Marketing, Social, SEO,… Nếu thiếu các chỉ số KPI Marketing, các nhà quản lý sẽ không thể đo lường và đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp mình. Để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, các bộ phận và cá nhân liên quan cần phải cùng góp ý.
23 chỉ số đo lường dưới đây giúp cho hoạt động Marketing có thể chuyển đổi tích cực và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp:
1. Doanh thu bán hàng
Chỉ số KPI quan trọng nhất cho phòng Marketing chính là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng đo lường tổng giá trị các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đặt mục tiêu, chức năng của phòng Marketing cần đảm bảo rằng mục tiêu đó là khả thi và cụ thể. Sau đó, phòng Marketing sẽ theo dõi chỉ số KPI này để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing. Và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để đạt được mục tiêu doanh thu bán hàng.
2. Chỉ số Lead – Chỉ số KPI Marketing
Thuật ngữ “Lead” trong Marketing được sử dụng để chỉ đối tượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng và cần phải được đo lường thường xuyên để đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp và đưa ra mục tiêu kinh doanh tiếp theo. Do đó các công ty cần tập trung vào việc tăng cường và quản lý hiệu quả các Lead để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh.
3. Khách hàng tiềm năng
Chỉ số khách hàng tiềm năng là một trong những chỉ số KPI quan trọng nhất trong phòng Marketing. Chỉ số này đo lường khả năng của phòng Marketing trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
4. Giá trị vòng đời của khách hàng (LTV)
Một chỉ số khác có thể giúp xác định chi phí cho hoạt động tiếp thị, đó là giá trị vòng đời của khách hàng. Chỉ số này cung cấp thông tin về tổng doanh thu mà một doanh nghiệp có thể mong đợi kiếm được từ một khách hàng.
5. Tỷ lệ Lợi nhuận đầu tư (ROI)
Để đo hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, ta có thể sử dụng chỉ số ROI (Return on Investment) – tỷ suất hoàn vốn. Chỉ số này biểu thị tỷ lệ giữa số tiền thu được và chi phí đầu tư cho Marketing. Để tính toán chỉ số ROI, ta cần hai số liệu quan trọng: tăng trưởng doanh số và chi phí Marketing. Đầu tiên ta lấy tổng mức tăng doanh số trừ đi chi phí Marketing. Sau đó chia cho chi phí Marketing để thu lại tỷ suất hoàn vốn.
6. Lượng tham gia sự kiện
Một chiến dịch thành công đòi hỏi sự thành công của nhiều kênh Marketing khác nhau. Để đảm bảo một sự kiện diễn ra hiệu quả, cần có các chỉ số đo lường riêng. Event Attendance – số người tham dự sự kiện cũng là một chỉ số đo lường mức độ quan tâm của khách hàng với thương hiệu. Bao gồm cả khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành.
7. Tỉ lệ giữ chân khách hàng
Không thể không nhắc đến KPI quan trọng trong hoạt động Marketing đó là tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention). Sự trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi tỷ lệ giữ chân khách hàng càng cao, chi phí cho hoạt động tiếp thị sẽ giảm, từ đó tỷ suất hoàn vốn ROI càng tăng lên.
8. Tỉ lệ data contact mới – Chỉ số KPI Marekting
Tỉ lệ data contact mới cho biết số lượng khách hàng tiềm năng mới được liên hệ so với tổng số khách hàng tiềm năng. KPI này quan trọng bởi vì nó cho phép đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, đảm bảo rằng công ty đang thu hút đối tượng khách hàng mới và có tiềm năng tăng trưởng.
9. Lợi nhuận chi phí quảng cáo (ROAS)
Chỉ số ROAS là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí quảng cáo. Nó đo lường khả năng tạo ra doanh thu cho mỗi đồng chi tiêu vào quảng cáo. Trong Marketing, ROAS là một chỉ số KPI cụ thể hơn cho ROI, bởi vì nó đánh giá thành công của từng chiến dịch quảng cáo. Ví dụ, nếu bạn thu được 10.000 đồng từ mỗi 1.000 đồng chi tiêu cho quảng cáo, thì ROAS của bạn là 10:1.
10. Tỉ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi, hay còn gọi là Conversion Rate (CR), là chỉ số đo lường khả năng thành công của chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp. Chỉ số này xác định tỷ lệ người dùng hoàn thành một hành động cụ thể, phụ thuộc vào mục tiêu tiếp thị được đặt ra.
Các hành động chuyển đổi bao gồm:
- Lượt mua hàng
- Truy cập trang web
- Đăng ký tài khoản
- Điền email vào biểu mẫu
11. Số lượng hiển thị và tỉ lệ tiếp cận
Đây là số lượt được hiển thị trên các kênh quảng cáo khác nhau, ví dụ như Google Ads hoặc Facebook Ads. Tỉ lệ tiếp cận cao cho thấy quảng cáo của bạn được xem nhiều hơn.
12. Chi phí quảng cáo
Đây là tổng chi phí để chạy các chiến dịch quảng cáo của bạn trên các kênh khác nhau. KPI này quan trọng để đánh giá tính hiệu quả và đảm bảo rằng chi phí quảng cáo của bạn đang tạo ra lợi nhuận cho công ty.
13. Lưu lượng khách hàng tiềm năng (MQL)
MQL (Marketing-qualified Lead) là thuật ngữ để chỉ khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Đây là những khách hàng đã được tiếp cận với các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp, nhưng hiện tại vẫn chưa sẵn sàng chi trả và chưa thể hiện sự mua hàng như đối tượng khách hàng tiềm năng SQL.
14. Chất lượng phản hồi của khách hàng ( NPS)
Net Promoter Score (NPS) là một phương pháp đo mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. KPI này được tính dựa trên sự sẵn lòng của khách hàng mua lại sản phẩm và giới thiệu cho bạn bè, người thân.
15. Lưu lượng traffic truy cập website
Việc thu hút khách hàng truy cập Website là mục tiêu quan trọng của SEO để đạt được sự tăng trưởng trong doanh số bán hàng. Để đạt được mục tiêu này, theo dõi lượng truy cập tự nhiên trên website cũng là một chỉ số quan trọng của SEO.
16. Organic Traffic – Chỉ số KPI trong SEO
Để thành công trong lĩnh vực SEO, tăng lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là yếu tố quan trọng. Bộ phận Marketing phải không ngừng nỗ lực để nâng cao thứ hạng từ khóa và lượng truy cập tự nhiên. Chỉ số này có thể được kiểm tra thông qua các công cụ SEO. Từ đó giúp cải thiện liên tục chiến lược SEO tổng thể của doanh nghiệp.
17. Số lượng và lượng backlink
Đây là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web. Việc có nhiều backlink từ các trang web có uy tín và liên quan sẽ giúp tăng độ tin cậy và xếp hạng của trang web.
18. Tỉ lệ nhấp chuột
Đây là tỷ lệ giữa số lượt nhấp vào một liên kết và số lần hiển thị. Tỉ lệ nhấp chuột cao cho thấy nội dung của bạn hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của người dùng. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng truy cập trang web và tăng doanh số bán hàng.
19. Số lượng nội dung Marketing xuất bản
Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing. Việc xuất bản nhiều nội dung hấp dẫn, độc đáo, liên tục sẽ giúp tăng tương tác của khách hàng với thương hiệu.
20. Số lượng video trên các kênh
Video đang trở thành hình thức phổ biến trong Marketing. Việc sản xuất nhiều video đa dạng, chất lượng cao và phù hợp với đối tượng khách hàng. Sẽ giúp tăng tương tác và tiếp cận với khách hàng.
21. Số lượng lượt xem trên kênh
Đây là chỉ số để đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing. Việc tăng số lượt xem giúp tăng tương tác với khách hàng, giúp phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
22. Tăng trưởng người theo dõi
Nhiệm vụ của người tiếp thị có thể bao gồm quản lý các tài khoản mạng xã hội cho công ty của bạn. Nếu bạn làm việc trong nhóm mạng xã hội, một KPI hữu ích để theo dõi là tăng số lượng người theo dõi.
Điều này có thể là mục tiêu của đội ngũ mạng xã hội của bạn để tăng sự nhận thức về thương hiệu và tương tác với khán giả của bạn. Tăng số người theo dõi của bạn là một cách tuyệt vời để đo lường thành công cho các mục tiêu đó.
23. Tương tác trên mạng xã hội
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của mạng xã hội trong lĩnh vực Marketing. Một trong những chỉ số KPI chính cho mạng xã hội là sự tương tác của khách hàng. Việc theo dõi số lượt thích, chia sẻ, bình luận, tin nhắn, tag hay đề cập đến doanh nghiệp sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả bài đăng trên mạng xã hội.
Cách tính phí KPI cho Marketing hiệu quả
Để tính toán phí KPI cho Marketing hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Xác định KPI cần đạt được
Bước 2: Thiết lập mục tiêu KPI
Xác định mục tiêu KPI cụ thể mà bạn muốn đạt được. Ví dụ, nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 2% lên 4%, thì mục tiêu KPI của bạn là tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 2% lên 4%.
Bước 3: Tính toán phí KPI
Tính toán phí KPI bằng cách chia tổng chi phí Marketing cho số lượng KPI đã đạt được.
Bước 4: Đánh giá tính hiệu quả của phí KPI
So sánh phí KPI của bạn với doanh thu tương ứng để xem liệu việc đầu tư vào KPI có đáng kinh phí hay không. Nếu phí KPI của bạn quá cao so với doanh thu, bạn có thể cần điều chỉnh chiến lược Marketing để đạt được mục tiêu KPI mà ít tốn kém hơn.
Mẫu KPI cho nhân viên Marketing mới nhất
Liên hệ nhận tài liệu miễn phí
Các chỉ số KPI là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp cho dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Có nhiều chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Do đó, bộ phận Marketing cần phải hiểu rõ mục tiêu của chiến dịch để chọn ra các chỉ số KPI phù hợp. Chỉ số KPI cần phải được định nghĩa cụ thể và doanh nghiệp cần phải tinh chỉnh. Và tối ưu để đáp ứng với tình hình thực tế, từ đó đạt hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY
Hotline: 0354469238
Gmail: hmaagencyvn@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn
Website: HMA Agency
Địa chỉ : Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội
1. Rebecca Riserbato. 2021. 15 Key Performance Indicators to Help Improve Your Marketing
https://blog.hubspot.com/Marketing/Marketing-key-performance-indicators
Ngày tham khảo: 31/03/2023
2. Erica Golightly. 2022. 20 Marketing KPIs You Need to Track in 2023
https://clickup.com/blog/Marketing-kpis/
Ngày tham khảo: 31/03/2023
Bài viết liên quan