Marketing trực tiếp là gì? Mục tiêu, hình thức và ví dụ

Hình thức Marketing trực tiếp đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả trong chiến lược Marketing. Với nhiều lợi ích như thu thập được dữ liệu khách hàng có giá trị và đo lường được kết quả, phương pháp này mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công trong việc tiếp thị trực tiếp không phải ai cũng có thể đạt được. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của HMA Agency để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là chuỗi hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tương tác trực tiếp với khách hàng và thu hút sự quan tâm từ họ. Mục đích của phương pháp này là xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng cách sử dụng các thông tin và dữ liệu khách hàng có sẵn, chẳng hạn như Email, số điện thoại và địa chỉ.

Marketing trực tiếp được phân loại thành hai nhóm công cụ chính:

  • Nhóm công cụ truyền thống gồm: Thư trực tiếp (Direct Mail) – bưu thiếp, Brochure/Catalog (Đặt hàng qua thư), Tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), Phiếu giảm giá (Coupon), Quảng cáo phản hồi trực tiếp, Door to door marketing (tiếp thị tận nhà).
  • Nhóm công cụ hiện đại được phát triển trong những năm gần đây bao gồm: Gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media).

Đặc điểm của tiếp thị trực tiếp

Khác với các chiến dịch Marketing gián tiếp được thực hiện thông qua một bên thứ ba như các phương tiện truyền thông hoặc truyền thông đại chúng, các chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoạt động độc lập để giao tiếp trực tiếp với đối tượng mục tiêu.

Trong tiếp thị trực tiếp, các công ty sử dụng các chiến dịch truyền thông xã hội, email, thư hoặc điện thoại/SMS để gửi tin nhắn và quảng cáo. Mặc dù số lượng thông tin liên lạc được gửi đi có thể rất lớn, nhưng tiếp thị trực tiếp thường cố gắng cá nhân hóa thông điệp bằng cách chèn tên hoặc thành phố của người nhận vào một nơi nổi bật để tăng mức độ tương tác. Lời kêu gọi hành động là một phần thiết yếu của tiếp thị trực tiếp.

Marketing trực tiếp
Đặc điểm của tiếp thị trực tiếp

Mục tiêu của Marketing trực tiếp

Trong kênh Marketing trực tiếp với mục là thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các hoạt động nhằm thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp. 

Các hoạt động này bao gồm sử dụng thông tin và dữ liệu khách hàng có sẵn, như Email, số điện thoại, địa chỉ để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Marketing trực tiếp nhằm đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và cải thiện quá trình tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Marketing trực tiếp
Mục tiêu nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Các hình thức Marketing trực tiếp

Trong chiến lược tiếp thị, các hình thức tiếp thị trực tiếp đóng một vai trò quan trọng, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Hãy cùng chúng tôi khám phá các hình thức Marketing trực tiếp sau đây:

Tạo phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp

Marketing trực tiếp bao gồm việc trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các công cụ như phiếu thăm dò hoặc điều tra người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể phát hiện ra các điểm chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và từ đó hoàn thiện sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Marketing qua điện thoại

Marketing qua điện thoại, hay còn gọi là Telemarketing, là một hình thức tiếp thị trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để liên hệ với khách hàng tiềm năng bằng cách gọi điện thoại trực tiếp. Doanh nghiệp có thể cung cấp số điện thoại thông qua các quảng cáo hoặc khách hàng có thể liên hệ để đặt hàng, nhận hỗ trợ hoặc khiếu nại.

Marketing trực tiếp
Hình thức tiếp thị trực tiếp bằng điện thoại để liên hệ với khách hàng

Tiếp thị qua Email

Email Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tiếp đơn giản và tiết kiệm chi phí, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới một cách dễ dàng. Các hình thức Email Marketing bao gồm bản tin điện tử, tin quảng cáo, thông báo chương trình ưu đãi,… Gửi Email trực tiếp đến khách hàng cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt phản hồi của khách hàng.

Marketing qua thư

Một trong những hình thức tiếp thị trực tiếp là gửi thư trực tiếp (Direct Mail Marketing), đây là phương thức mà doanh nghiệp gửi các bức thư giới thiệu sản phẩm, tờ quảng cáo và các vật phẩm tương tự đến khách hàng mục tiêu thông qua dịch vụ bưu điện, với hy vọng bán được sản phẩm. Đồng thời, họ có thể thu thập thông tin khách hàng cho bộ phận bán hàng, gửi quà tặng để cảm ơn hoặc thông báo thông tin.

Marketing trực tiếp
Phương thức mà doanh nghiệp gửi các bức thư giới thiệu sản phẩm

Marketing tận nhà

Marketing tận nhà là một phương pháp tiếp thị hiệu quả phù hợp với các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn đối tượng khách hàng đa dạng. Hình thức này rất đơn giản và tiết kiệm chi phí, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một hình thức tiếp thị trực tiếp, do đó khả năng tiếp cận đối tượng tiềm năng và tập trung theo khu vực sẽ hạn chế hơn.

Marketing tại địa điểm bán hàng

Đây là hình thức khách hàng trực tiếp ghé thăm cửa hàng hoặc đại lý của doanh nghiệp để nghiên cứu, trải nghiệm và mua sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch quảng cáo đa kênh để tiếp cận và thu hút khách hàng đến cửa hàng. Phương pháp bán hàng trực tiếp này linh hoạt và hiệu quả với chi phí thấp trong việc phát triển doanh nghiệp.

Tiếp thị qua truyền hình

Marketing trực tiếp trên truyền hình có thể được thực hiện theo hai cách:

  • Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ và cung cấp số điện thoại đặt hàng.
  • Sử dụng toàn bộ chương trình hoặc kênh truyền hình để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Việc sử dụng truyền hình giúp cho thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi đến khách hàng tiềm năng.

Marketing trực tiếp
Tiếp thị sản phẩm dịch vụ qua truyền hình

Marketing qua báo giấy, tạp chí, radio

Doanh nghiệp triển khai các chương trình quảng cáo sản phẩm trên phương tiện truyền thông như đài phát thanh, tạp chí và báo, cung cấp số điện thoại để khách hàng có thể đặt hàng.

Tiếp thị qua catalogue

Để triển khai tiếp thị trực tiếp qua Catalog, doanh nghiệp sử dụng đường bưu điện để gửi Catalog tới khách hàng tiềm năng. Catalog chứa thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả tư liệu, mẫu hàng kèm theo và đường dây nóng để giải đáp thắc mắc của khách hàng. 

Tổ chức hội thảo, sự kiện, hội chợ

Marketing trực tiếp qua tổ chức hội thảo, sự kiện, hội chợ là một phương pháp tiếp thị được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc tham gia và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trong các sự kiện đặc biệt. Thông qua việc tổ chức hội thảo, sự kiện, hội chợ, doanh nghiệp có thể trưng bày sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tạo dựng hình ảnh thương hiệu và tương tác trực tiếp với khách hàng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không quen thuộc hoặc cần giải thích chi tiết cho khách hàng..

Marketing trực tiếp
Tổ chức hội thảo, sự kiện, hội chợ thu hút khách hàng tiềm năng

Ưu nhược điểm của Marketing trực tiếp

Một số ưu điểm của Marketing trực tiếp:

  • Tiếp cận nhanh với khách hàng tiềm năng và tiết kiệm chi phí.
  • Tối ưu hóa thông điệp cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Đo lường kết quả chính xác và phản hồi khách hàng ngay lập tức.
  • Chia nhỏ đối tượng khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thử nghiệm các chiến lược khác nhau và đưa ra các phương án kinh doanh tốt nhất trên môi trường Digital Marketing.
  • Tối ưu hóa hiệu quả linh hoạt và tiết kiệm chi phí, đặc biệt là khi sử dụng Email marketing.
  • Tạo nội dung quảng cáo và tối ưu thông điệp cho từng nhóm đối tượng mục tiêu.
  • Mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn so với các phương tiện khác, đặc biệt là Telesale, Email và mạng xã hội.

Hạn chế của Marketing trực tiếp:

  • Nếu thường xuyên thực hiện, khách hàng có thể cảm thấy bị quấy rầy và từ chối nhận Email, thư quảng cáo, hoặc Marketing qua điện thoại.
  • Một số doanh nghiệp có thể lựa chọn mua danh sách khách hàng thay vì tự khai thác, dẫn đến danh sách không cập nhật thường xuyên và không chính xác.
  • Thư trực tiếp và Email, mặc dù linh hoạt, có thể trở nên nhàm chán nếu chỉ có nội dung mà không có hình ảnh.
  • Gia tăng chi phí Marketing có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của chiến dịch.
  • Khách hàng có thể không tin tưởng và nhanh chóng chặn cuộc gọi tư vấn, cảm thấy bị làm phiền.
Marketing trực tiếp
Ưu điểm tiếp cận nhanh với khách hàng tiềm năng và tiết kiệm chi phí

Xây dựng chiến lược Marketing trực tiếp qua 4 bước

Dưới đây là 4 bước để xây dựng một chiến lược Marketing trực tiếp mà bạn có thể tham khảo:

Xây dựng mục tiêu

Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng đối với chiến lược Marketing trực tiếp của doanh nghiệp. Mục tiêu có thể xoay quanh việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng hoặc tập trung vào mục tiêu bán hàng.

Xây dựng thông tin và lên kế hoạch

Một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của chiến lược Marketing trực tiếp là hệ thống dữ liệu chất lượng. Sử dụng dữ liệu không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu có thể gây ra những hệ quả không mong muốn như tổn hại hình ảnh thương hiệu, lãng phí chi phí và tài nguyên.

Lựa chọn kênh Marketing trực tiếp

Doanh nghiệp cần lựa chọn các công cụ Marketing trực tiếp phù hợp với mục tiêu đề ra và sản phẩm/dịch vụ. Các công cụ này có thể bao gồm Telesales tư vấn, gửi Email quảng bá, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,…

Marketing trực tiếp
Telesales tư vấn, gửi Email quảng bá, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm

Đo lường và tối ưu

Thực hiện đo lường hiệu quả hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu hay không. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế.

Các yếu tố tạo nên thành công của tiếp thị trực tiếp

Để đạt được thành công trong hoạt động Marketing trực tiếp, cần quan tâm đến 5 yếu tố sau đây:

Cơ sở dữ liệu

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của hoạt động Marketing trực tiếp. Việc sở hữu một hệ thống dữ liệu chất lượng giúp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, đưa ra chiến thuật phù hợp, tối ưu chi phí và hiệu quả hoạt động.

Marketing trực tiếp
Cơ sở dữ liệu đưa ra chiến lược phù hợp

Lời chào

Lời chào thể hiện sự kết nối của thương hiệu với khách hàng tiềm năng, được thiết kế dựa trên đặc điểm sản phẩm, dịch vụ như ưu đãi, lợi ích, giá bán, điểm nổi bật. Sự sáng tạo trong thiết kế, trình bày nội dung, hình ảnh và kỹ thuật in đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng.

Phương tiện truyền thông

Việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với đặc điểm công chúng, mục tiêu và sản phẩm sẽ giúp nâng cao cơ hội thành công trong hoạt động Marketing trực tiếp.

Tổ chức triển khai

Tổ chức triển khai kế hoạch tốt giúp tối ưu hiệu quả quá trình, công việc được diễn ra theo đúng trình tự, êm xuôi, thời gian hoàn thành đúng tiến độ.

Dịch vụ khách hàng

Việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng giúp tăng sự hài lòng, trải nghiệm của khách hàng, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu. Cần đảm bảo luôn có người hỗ trợ khách hàng, giao hàng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Marketing trực tiếp
Dịch vụ khách hàng gia tăng trải nghiệm khách hàng

Ví dụ về Marketing trực tiếp thành công

Dưới đây là chiến lược Marketing trực tiếp của 2 thương hiệu Vinamilk và OMO, bạn có thể tham khảo.

Marketing trực tiếp của Vinamilk

  • Xác định đối tượng mục tiêu: Vinamilk nhắm đến những khách hàng có xu hướng trao đổi thông tin trực tuyến và sử dụng mạng xã hội thường xuyên.
  • Xác định mục tiêu truyền thông: Vinamilk luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để kịp thời đưa ra giải pháp và chiến lược mới trong trường hợp gặp rủi ro. Ví dụ, khi quảng cáo của Vinamilk gây tranh cãi về hiệu ứng tác động đến mối quan hệ gia đình đối với trẻ em, Vinamilk đã thay đổi quảng cáo và làm xoa dịu lòng người tiêu dùng.
  • Thiết kế thông điệp: Vinamilk mong muốn tiếp cận và trao đổi thông tin với khách hàng.
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông: Vinamilk đã ký hợp tác xây dựng và triển khai phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến với Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) vào ngày 15/02/2012. Phần mềm này giúp Vinamilk phản ứng nhanh và chính xác với các diễn biến trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và đóng góp vào mục tiêu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017.
Marketing trực tiếp
Chiến lược của Vinamilk thông qua 4 bước quan trọng

Toyota

Để thực hiện chiến dịch Marketing trực tiếp thành công, Toyota đã:

  • Xác định đối tượng mục tiêu: Toyota nhắm đến những khách hàng có nhu cầu mua ô tô, đặc biệt là những người đang tìm kiếm các dòng xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Xác định mục tiêu truyền thông: Toyota muốn tăng cường nhận thức thương hiệu và tăng doanh số bán hàng thông qua chiến dịch marketing trực tiếp.
  • Thiết kế thông điệp: Toyota tạo ra thông điệp về sự tiện ích và hiệu suất của các dòng xe của họ, cùng với các ưu đãi và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông: Toyota sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm Email Marketing, Telemarketing, quảng cáo trên mạng xã hội và hội chợ ô tô để đến gần với khách hàng tiềm năng.
Marketing trực tiếp
Toyota nhắm đến những khách hàng có nhu cầu mua ô tô

Trên đây là những chia sẻ của Phòng marekting thuê ngoài HMA Agency về Marketing trực tiếp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hình thức tiếp thị này, cũng như cách xây dựng một chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ tới HMA Agency có thể giải đáp chi tiết cho bạn.

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Gmail: hmaagencyvn@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn

Website: HMA Agency

Địa chỉ : Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *