Marketing tập trung là gì? Ví dụ chiến lược thành công nhất

Chiến lược Marketing tập trung là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm tận dụng tối đa nguồn lực và xây dựng một vị trí vững mạnh trên thị trường. Điều này giúp đảm bảo sự hiệu quả và thành công trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần cân nhắc ưu nhược điểm cũng như lựa chọn các kênh triển khai phù hợp. Hãy cùng HMA Agency khám phá chiến lược Marketing tập trung thông qua bài viết dưới đây.

Chiến lược Marketing tập trung là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Chiến lược Marketing tập trung là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Marketing tập trung là gì?

Chiến lược Marketing tập trung (Centralized Marketing) được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi họ muốn tập trung phục vụ cho một phân khúc thị trường cụ thể. Điều này cho phép họ sử dụng toàn bộ nguồn lực của mình để cạnh tranh mạnh mẽ và xây dựng vị trí vững chắc..

Chiến lược Marketing tập trung cho phép các doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố như đặc điểm dân số (giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, độ tuổi,…) và cả những yếu tố tâm lý, thái độ và hành vi của khách hàng.

Ưu nhược điểm của chiến lược Marketing tập trung

Chiến lược Marketing tập trung cùng có những ưu và nhược điểm mà các doanh nghiệp cần phải nắm vững để áp dụng thành công.

Ưu điểm

Chiến lược Marketing tập trung giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm được vị trí vững mạnh trên thị trường bằng cách tập trung nguồn lực vào mảng thị trường mục tiêu. Ngoài ra, chiến lược Centralized marketing strategy còn mang lại những lợi ích sau:

  • Chiếm thế độc quyền sản phẩm: Nhờ nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.
  • Phát huy thế mạnh sản phẩm: Các công ty có kỹ năng và chuyên môn hóa trong sản xuất sản phẩm có thể tận dụng thế mạnh của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh.
  • Xây dựng uy tín thương hiệu: Tập trung vào một phân khúc thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín và lòng tin từ khách hàng.
  • Tạo ra lợi nhuận cao: Bằng việc tập trung vào mục tiêu đã xác định, doanh nghiệp có thể phát huy tối đa năng lực và thế mạnh của mình để đạt được lợi nhuận cao.
  • Tối ưu hóa hoạt động: Tập trung vào sản xuất, phân phối và các hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp khai thác tối đa lợi thế của mình.
Ưu điểm của marketing tập trung
Chiếm thế độc quyền sản phẩm thương hiệu

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm, việc sử dụng chiến lược Marketing tập trung cũng có thể mang đến một số rủi ro cho doanh nghiệp:

  • Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng: Sự thay đổi bất ngờ trong cầu thị trường có thể làm thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chiến lược tập trung của doanh nghiệp.
  • Sự cạnh tranh từ các “ông lớn”: Khu vực thị trường có tiềm năng hấp dẫn thu hút sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn sử dụng nguồn lực của họ để tham gia vào thị trường, gây áp lực đối với doanh nghiệp tập trung.
  • Phụ thuộc vào thị trường: Doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào mảng thị trường tập trung, nếu có biến động hoặc thay đổi trong thị trường đó, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn.
  • Cạnh tranh về giá cả và chi phí sản xuất: Khi thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh về giá cả và chi phí sản xuất có thể gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp tập trung.

Chiến lược Marketing tập trung dành cho các doanh nghiệp nào?

Chiến lược tiếp thị tập trung là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt khi nguồn lực tài chính còn hạn chế. Việc áp dụng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực và ngân sách một cách hợp lý, từ đó nhanh chóng đứng vững trên thị trường.

Đồng thời, chiến lược Marketing tập trung cũng phù hợp cho các doanh nghiệp muốn bao phủ thị trường trong giai đoạn đầu tiên khi gia nhập thị trường mới. Bằng cách áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể đánh giá xem thị trường đã chọn có tiềm năng thực sự và phù hợp với nguồn lực của mình hay không, từ đó tối ưu hóa chi phí và tài nguyên.

Các bước xây dựng chiến lượng tiếp thị tập trung

Để xây dựng chiến lược tiếp thị tập trung, bạn có thể thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định phân khúc hoặc thị trường có tiềm năng phát triển cao nhất cho doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, bạn nên tìm hiểu về đặc điểm thị trường, nhu cầu của khách hàng, tiềm năng và nhược điểm, nguồn lực của doanh nghiệp, cạnh tranh từ đối thủ,…

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Kết hợp thông tin thu thập được từ bước 1 để xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu sẽ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, có khả năng chi trả và góp phần vào doanh thu của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định các nền tảng mà khách hàng sử dụng phổ biến

Sau khi đã xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu về những nền tảng mà khách hàng thường sử dụng. Điều này có thể là các mạng xã hội như Facebook, Google, Tik Tok, YouTube,… Việc này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị trên các nền tảng này để dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Xem thêm:

Các bước triển khai marketing tập trung
Xác định các nền tảng mà khách hàng sử dụng phổ biến

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing tập trung

Bạn cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho chiến lược tiết thị tập trung, bao gồm các hoạt động cần triển khai và mục tiêu cần đạt được. Hơn nữa, bạn cần tập trung vào việc tiếp thị trên các kênh truyền thông và đảm bảo nội dung và thông điệp truyền tải nhất quán để dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả

Bạn cần theo dõi và đánh giá kết quả KPI Marketing đặt ra để phát hiện các điểm yếu và thực hiện điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo rằng kế hoạch vẫn đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.

Ví dụ về marketing tập trung thành công đột biến

Dưới đây là một số ví dụ minh chứng cho tính hiệu quả của chiến lược Marketing tập trung:

Vinamilk

Vinamilk tập trung vào thị trường sữa chất lượng cao và các sản phẩm dinh dưỡng.  Vinamilk cũng tạo ra những chiến dịch truyền thông tập trung để quảng bá về chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sữa của họ. Họ sử dụng nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền hình, báo chí, mạng xã hội và quảng cáo ngoài trời, để tiếp cận và tạo sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Vinamilk đã xây dựng được một vị thế dẫn đầu trong thị trường sữa Việt Nam, trở thành thương hiệu được tin dùng và ưa chuộng bởi người tiêu dùng.

Chiến lược marketing tập trung của Vinamilk
Chiến lược marketing tập trung của Vinamilk

Coca Cola

Coca Cola là một tập đoàn đa quốc gia sản xuất và bán lẻ các loại đồ uống, được đăng ký tại Mỹ vào năm 1893. Coca Cola hướng đến mọi đối tượng khách hàng. Trong đó, đối tượng từ 10 đến 35 tuổi được xác định là nhóm sử dụng sản phẩm thường xuyên, ưa thích nước ngọt có ga và thích tụ tập ăn uống.

Coca Cola đã xác định rõ phân khúc thị trường tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông, và đặt mục tiêu giành thị phần đồ uống thông qua việc triển khai các chiến dịch Marketing tập trung tạo sự độc đáo trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến.

Chiến lược Marketing tập trung của Coca Cola
Chiến lược Marketing tập trung của Coca Cola

Tân Hiệp Pháp

Tập đoàn Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, đã gia nhập thị trường khá muộn so với các đối thủ lớn như Pepsi và Coca Cola. Tuy nhiên, chiến lược  đã giúp họ đạt được thành công đáng kể. Với nét văn hóa đặc trưng của người Việt, đối tượng khách hàng này thường có thói quen uống trà. Từ đó, Tân Hiệp Phát đã tung ra thị trường một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Ví dụ như Trà xanh không độ hoặc trà thảo mộc Doctor Thanh. Những sản phẩm này đã đóng vai trò tiên phong trong ngành nước ngọt không ga.

Marketing tập trung đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khởi đầu và phát triển của một doanh nghiệp. Thực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể. Điều này sẽ tạo ra chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của họ và thu hẹp sự quan tâm vào một phạm vi cụ thể. Qua bài viết này, phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency hy vọng độc giả sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Marketing tập trung và tầm quan trọng của chiến lược này trong việc phát triển doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Website: https://hmaagency.com/

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn.

Địa chỉ: Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau của marketing tập trung và marketing không phân biệt?
  • Marketing tập trung: Tập trung vào một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể, nhắm đến nhóm khách hàng có nhu cầu và đặc điểm chung, và phát triển chiến lược tiếp cận đặc trưng cho nhóm đó.
  • Marketing không phân biệt: Hướng đến một thị trường rộng lớn mà không phân chia khách hàng thành các phân khúc riêng biệt, chủ yếu tập trung vào việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho tất cả khách hàng mục tiêu một cách chung chung.
Marketing tập trung khác marketing phi tập trung như nào?

Marketing tập trung là việc tập trung vào một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể, nghiên cứu và hiểu rõ về nhóm khách hàng này, và phát triển chiến lược tiếp cận đặc trưng để đáp ứng nhu cầu của họ. Trong khi đó, marketing phi tập trung không chia khách hàng thành các phân khúc riêng biệt mà hướng đến một thị trường rộng lớn mà không phân biệt đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng.

 

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *