Mô hình 3C trong Marketing là gì? Phân tích mô hình chi tiết

Trong kinh doanh muốn dẫn đầu thị trường, các cá nhân doanh nghiệp phải có chiến lược Marketing rõ ràng. Mô hình 3C trong Marketing sẽ là công cụ giúp bạn triển khai chiến lược kế hoạch thành công. Vậy mô hình 3C là gì? Hãy cùng phân tích mô hình này qua bài viết sau nhé !

Mô hình 3C trong Marketing
Mô hình 3C trong Marketing

Mô hình 3C là gì?

Đây là mô hình được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược hàng đầu thế giới Kinechi Ohmae. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với những tập đoàn lớn, tiến sĩ Ohmae đã cho ra đời nhiều lý thuyết chuyên sâu về lĩnh vực phát triển chiến lược, mà mô hình 3C là một trong số đó.

Theo mô hình này, để đạt được thành công trong kinh doanh, khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 yếu tố quan trọng:

  • Khách hàng (Customers)
  • Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
  • Doanh nghiệp (Corporation)

Đây là tam giác chiến lược quyền lực nhất trong doanh nghiệp, mỗi bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để thành công, mỗi đơn vị phải có được sự cân bằng trong tam giác này để xác định được lợi thế cạnh tranh của mình và có định hướng phát triển cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Mô hình 9p trong Marketing là gì?

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Mô hình 3C là gì?

Phân tích mô hình 3C

Mô hình 3C tập trung phân tích 3 yếu tố cốt lõi góp phần quyết định sự thành công của các kế hoạch truyền thông bao gồm:

Customers (Khách hàng)

Bước đầu tiên khi thương hiệu muốn định vị thành công trên thị trường mới đó là xác định những vấn đề sau:

  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Họ có đặc điểm như thế nào? 
  • Vấn đề nào khách hàng gặp phải? Doanh nghiệp có thể mang lại những giải pháp cho họ bằng tiềm lực hiện có hay không?

Nếu mục tiêu hướng tới là nhóm người tiêu dùng cũ trên thị trường, đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ thích hợp với nhu cầu của họ thì bạn dễ gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh có thị phần lớn.

Ngược lại, nhiều thương hiệu đánh vào các vấn đề của người dùng chưa có giải pháp. Điều này đồng nghĩa, bạn sẽ chủ động tìm hiểu để đón đầu các xu hướng, tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi thương hiệu phải có đủ nguồn lực để tiên phong sáng tạo và chịu được các rủi ro.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa mô hình 5c và mô hình 3c trong Marketing

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Customers (Khách hàng)

Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có cùng khách hàng mục tiêu hoặc kinh doanh cùng lĩnh vực của bạn, có những sản phẩm có khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường của bạn trong tương lai.

Các nhà hoạch định chiến lược cần tìm hiểu thật kỹ về các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đưa ra giải pháp tạo nên sự hiệu quả cho doanh nghiệp. Có 3 loại đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây là những doanh nghiệp chúng ta cần phải cạnh tranh. Vì khách hàng mục tiêu của họ trùng với khách hàng của chúng ta. Họ có cùng chủng loại sản phẩm, phân khúc thị trường, tương đồng về chiến lược kinh doanh.

Ví dụ như Cocacola và Pepsi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước giải khát có ga.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Những đối thủ này có thể hoạt động cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của bạn nhưng có sản phẩm và chiến lược kinh doanh khác nhau.

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Đối thủ có 3 dạng: trực tiếp. gián tiếp, tiềm năng

Đối thủ tiềm năng

Những doanh nghiệp có thể đối đầu với bạn trong thời gian tới. Ví dụ Cocacola nhận thấy Glaceu – đơn vị sản xuất nước giải khát organic có thể là đối thủ tiềm năng trong tương lai do thị hiếu của người tiêu dùng hướng về các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy Cocacola đã mua lại Glaceu, bước đầu tấn công vào thị trường đồ uống lành mạnh. Mua lại cũng là một cách để loại bỏ đối thủ tiềm tàng nếu doanh nghiệp bạn có nguồn lực tài chính.

Company (doanh nghiệp)

Sau khi đã hiểu rõ về đối thủ, doanh nghiệp cũng cần biết rõ mình là ai, đang có lợi thế hoặc yếu điểm nào. Việc xác định các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao những ưu thế và cải thiện hạn chế còn tồn đọng. Bên cạnh đó, thông qua quá trình tự nhìn nhận, bạn sẽ biết được những đặc điểm nổi bật của mình có thể chinh phục người tiêu dùng thành công.

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Company (doanh nghiệp)

Ưu điểm của mô hình 3C

Một số ưu điểm của mô hình 3C là:

  • Đơn giản và không quá phức tạp.
  • Tập trung và xác định được chiến lược chính dẫn đến thành công.
  • Cung cấp cả phân tích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  • Giúp định hình các cuộc thảo luận cho các nhóm quản lý.
  • Áp dụng ở cấp độ công ty hoặc tập đoàn.

Vì sao mô hình 3C trong Marketing cực kỳ quan trọng?

Mô hình 3C trong Marketing quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan. Đây là những yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch quảng bá sản phẩm. Kết quả phân tích của mô hình 3C đó là:

  • Marketing Client biết được những thứ mà thương hiệu cần để được công nhận trên thị trường.
  • Agency Marketing nắm được việc họ cần làm để giải quyết được vấn đề của khách hàng từ việc tìm hiểu sâu nhu cầu.

Phân tích mô hình 3C quan trọng trong Marketing bởi nó đánh giá một cách thực tiễn những yếu tố cơ bản. Quyết định sự thành công của một doanh nghiệp.

Xem thêm:

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Mô hình được đánh giá một cách thực tiễn những yếu tố cơ bản

Ví dụ về mô hình 3C thành công được nhiều người biết tới

Tìm hiểu về cách ứng dụng mô hình 3C trong Marketing của các thương hiệu lớn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thành phần trong mô hình này.

Mô hình 3C của Starbucks 

Sở hữu hơn 1000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 6000 cửa hàng trên toàn thế giới. Vị thế của Starbucks trong lĩnh vực cà phê vẫn chưa có dấu hiệu lung lay. Mô hình 3C của Starbucks đến từ những yếu tố sau:

  • Customer: Starbucks mong muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng từ không gian cho đến phong cách phục vụ của nhân viên. Chiến lược Starbucks xoay quanh nhu cầu chưa được giải quyết người tiêu dùng như: mong muốn một không gian thoải mái để thoát khỏi áp lực văn phòng. Vì thế, Starbucks như một ngôi nhà thứ hai của dân văn phòng.
  • Competitor: Sản phẩm đó là cà phê chất lượng cao. Starbucks tạo nên sự khác biệt từ xây dựng thương hiệu nhất quán mang lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.
  • Company: Sức mạnh từ nhiều ưu điểm giúp củng cố vị thế của Starbuck. Starbuck được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, nhân sự và kinh nghiệm hoạt động tại đa quốc gia.
Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Mô hình 3C của Starbucks

Mô hình 3C của TH Truemilk 

Thương hiệu sữa nổi tiếng TH Truemilk ứng dụng mô hình để xây dựng chiến lược kinh doanh như sau:

  • Customers: TH Truemilk đã định vị thương hiệu sữa sạch hướng đến những khách hàng quan tâm tới vấn đề sức khỏe để đối đầu với các nhãn hàng sữa lớn khác.
  • Competitor: TH xác định sự khác biệt của mình bằng cách chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là người phụ nữ hiện đại và dân văn phòng với nhu cầu thiết yếu là cần vóc dáng đẹp và nguồn sữa sạch.
  • Company: TH Milk đầu tư xây dựng mô hình trang trại tập trung và áp dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất và quản lý.

Mô hình 3C của Vinamilk

Mô hình 3C trong Marketing của Vinamilk trong thực tế được phân tích như sau:

  • Customer: Chiến lược Marketing của vinamilk đánh vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao. Đối tượng mà Vinamilk hướng tới là trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 14, muốn tăng cường thể chất.
  • Đối thủ: đối thủ có cùng phân khúc thị trường và kênh phân phối chính là TH Milk. Hai đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Người tiêu dùng càng có thêm nhiều sự lựa chọn về sản phẩm từ các thương hiệu lớn như. Dutch Lady, Nestle, Abbott,… Đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
  • Doanh nghiệp: Vinamilk chiếm hơn 45% thị phần sữa trong nước được bình chọn là top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao và sữa tươi đạt chuẩn. Mạng lưới công nghệ hiện đại, nhập khẩu quốc tế.

Xem thêm : Ví dụ về mô hình 6Ps trong Marketing của OMO

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Mô hình 3C của Vinamilk

Lưu ý khi xây dựng mô hình 3C hiệu quả

Để xây dựng một mô hình 3C hiệu quả, có một số lưu ý như sau:

Đánh giá chính xác các yếu tố và thông tin

Việc đánh giá chính xác các yếu tố và thông tin là rất quan trọng để xây dựng mô hình chính xác. Điều này yêu cầu phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng, công ty và đối thủ cạnh tranh. Các thông tin cần được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát khách hàng. Cũng giống như Marketing đại trà thì mô hình 3C cũng cần phân tích dữ liệu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh,…

Mô hình 3C trong Marketing là gì?
Đánh giá chính xác các yếu tố và thông tin

Cập nhật thường xuyên thông tin giữ tính chính xác cho mô hình

Để đảm bảo tính chính xác cho mô hình 3C, cần phải cập nhật thường xuyên các thông tin về khách hàng, công ty và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược linh hoạt hơn. Tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Mô hình 3C trong Marketing là khái niệm quen thuộc đối với người làm truyền thông. Dù cơ chế hoạt động của mô hình đơn giản, đánh giá trên 3 tiêu chí nhưng mang lại thông tin có giá trị cao cho doanh nghiệp. Quy khách hàng muốn áp dụng mô hình cho doanh nghiệp của mình hãy liên hệ ngay với công ty marketing thuê ngoài HMA Agency để nhận được kế hoạch và tư vấn chi tiết nhé.

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Gmail: hmaagencyvn@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn

Website: HMA Agency

Địa chỉ : Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *