Marketing 4.0 là gì? Xu hướng, cơ hội và thách thức

Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành Marketing bằng việc dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số. Trên thực tế, với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay, thị trường cũng đang thay đổi bản chất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm cách tiếp cận được khách hàng mục tiêu thích hợp với bối cảnh thị trường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng HMA Agency tìm hiểu về Marketing 4.0 và những xu hướng mới nhất hiện nay.

Xu hướng, cơ hội và thách thức marketing 4.0
Xu hướng, cơ hội và thách thức marketing 4.0

Marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 là hình thức tiếp thị mà sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng xảy ra cả trên môi trường Online và Offline. Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp cần thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng để phù hợp với thời đại hiện đại.

Marketing 4.0 liên kết chặt chẽ với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá đến việc thúc đẩy hành động mua hàng, đánh dấu bước dịch chuyển từ 4P sang 4C. Đây là một bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực marketing, tạo ra sự gần gũi hơn với con người.

Marketing 4.0 là phương pháp toàn diện và tích hợp hơn so với các phiên bản trước đó, bao gồm Marketing 1.0 (cơ bản), Marketing 2.0 (tập trung vào khách hàng) và Marketing 3.0 (tập trung vào giá trị và tầm nhìn).

Xem thêm bài viết: Sự phát triển của Marketing 1.0, 2.0, 3.0, 4.0, 5.0 và 6.0

Cơ hội và thách thức của Marketing trong thời đại 4.0

Dưới đây là một số cơ hội và thách thức của Marketing trong thời đại 4.0:

Cơ hội: 

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội đáng kể cho lĩnh vực Marketing.

  • Hiệu quả truyền tải thông tin: Công nghệ 4.0 cho phép truyền tải thông tin đến khách hàng và người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn so với trước, với chi phí thấp hơn. 
  • Truyền tải nội dung và giao dịch trực tuyến: Với sự phát triển của Big data, người tiêu dùng có thể truy cập thông tin và thực hiện mua bán mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp đến cửa hàng.
  • Minh họa sản phẩm chi tiết: Công nghệ 4.0 cho phép minh họa sản phẩm một cách chi tiết và cụ thể mà không cần khách hàng phải đến trực tiếp sản phẩm.
  • Không chỉ truyền thông tin đến khách hàng trong nước, mà còn có thể quảng bá sản phẩm ra toàn cầu. Internet là công cụ hữu hiệu để đưa sản phẩm của bạn vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
  • Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation): sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của Doanh nghiệp. Phần mềm này sẽ đảm nhận và tối ưu các đầu việc của Marketing được hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ, giúp tiết kiệm thời gian mà không ảnh đến chất lượng công việc.
Cơ hội và thách thức của Marketing trong thời đại 4.0
Cơ hội và thách thức của Marketing trong thời đại 4.0

Thách thức:

Đồng hành với cơ hội, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức:

  • Khách hàng cần thích nghi với công nghệ mới để tiếp cận thông tin và mua hàng. Điều này có hạn chế vì không phải ai cũng có khả năng sử dụng công nghệ.. 
  • Mua hàng trực tuyến không tạo ra tương tác với khách hàng qua các trải nghiệm như ngửi, nếm, hay dùng thử.
  • Bảo mật là một thách thức quan trọng, vì đã xảy ra nhiều vụ vi phạm liên quan đến công nghệ.

Sự khác nhau của marketing 4.0 và 3.0

Sự khác nhau giữa Marketing 4.0 và Marketing 3.0 chính là các phương pháp và cách tiếp cận khác nhau để đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng trong thời đại công nghệ.

Marketing 3.0:

  • Tập trung vào con người: Marketing 3.0 đặt con người là trung tâm và tập trung vào giá trị nhân văn, đạo đức..
  • Phương pháp tiếp cận truyền thống: Marketing 3.0 sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, radio, báo chí và quảng cáo trực tiếp để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Tiếp thị qua cảm xúc và giá trị: Marketing 3.0 tạo cảm xúc và gắn kết với khách hàng thông qua các thông điệp và giá trị tương thích với giá trị cá nhân của họ.

Marketing 4.0:

  • Tận dụng công nghệ số và Big Data: 
  • Kết nối và tương tác qua các kênh số
  • Trải nghiệm đa kênh. 
  • Tiếp thị dựa trên dữ liệu và phân tích.

Xem thêm: Bước đột phá của marketing 5.0 so với 4.0

Những xu hướng Marketing thời đại 4.0

Marketing 4.0 không chỉ dựa trên việc sử dụng các công nghệ số, mà còn yêu cầu sự sáng tạo trong việc áp dụng chúng vào chiến lược Marketing.

Dưới đây là những xu hướng Marketing mới thời đại 4.0:

Chuyển dịch từ 4P sang 4C

Mô hình Marketing 4P là một mô hình cơ bản nhất, bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Quảng bá (Promotion). 

Khi quan điểm Marketing dịch chuyển sang đặt khách hàng làm trung tâm, mô hình 4C đã xuất hiện:

  • Đồng sáng tạo (Co-creation): Kêu gọi khách hàng tham gia vào quá trình phát triển và đổi mới sản phẩm/dịch vụ từ giai đoạn ý tưởng sẽ làm khách hàng trở thành một phần của sản phẩm/dịch vụ.
  • Tiền tệ (Currency): Cách định giá sản phẩm/dịch vụ này tương tự như tiền tệ, thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Trong thời đại 4.0, chiến lược định giá đang dần chuyển từ tiêu chuẩn hóa sang “giá động”. Nhờ sự tiến bộ của công nghệ, các ngành khác cũng có thể dựa vào hồ sơ khách hàng và xác định nhu cầu thị trường theo thời gian thực để áp dụng cách định giá này. Giá linh hoạt mang đến cơ hội tối ưu hóa cả về doanh số lẫn lợi nhuận.
  • Kích hoạt cộng đồng (Communal Activation): Với nền kinh tế chia sẻ, các kênh phân phối ngang hàng (P2P) đã nhanh chóng trở nên quan trọng. Khách hàng mong muốn tìm thấy và sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà họ cần gần như ngay lập tức. Điều này yêu cầu việc kích hoạt cộng đồng cao hơn: biến cộng đồng trở thành kênh phân phối của doanh nghiệp. Nhờ đó, khách hàng sẽ nhận được sản phẩm/dịch vụ nhanh nhất từ những người ở gần nhất với họ.
  • Trò chuyện (Conversation): Công nghệ cho phép người dùng có thể trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp, phản hồi các thông điệp mà họ nhận được, chia sẻ thông tin với cộng đồng mạng.

Xem thêm bài viết:

Chuyển dịch từ 4P sang 4C
Chuyển dịch từ 4P sang 4C

Dịch chuyển từ AIDA sang mô hình 5A

Trước đây, mô hình hành trình khách hàng phổ biến được sử dụng là mô hình AIDA theo dạng hình phễu. Dựa trên mô hình này, doanh nghiệp xác định vị trí của khách hàng trong chuỗi các giai đoạn và tập trung vào việc chuyển họ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. AIDA là viết tắt của Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động).

Sau đó, mô hình AIDA được mở rộng thành mô hình 4A vẫn theo dạng hình phễu, bao gồm: Aware (Nhận biết), Attitude (Thái độ), Act (Hành động) và Act again (Lặp lại hành động).

Trong Marketing 4.0, Philip Kotler đưa ra mô hình mới là 5A: Awareness (nhận biết), Appeal (hấp dẫn), Ask (tìm hiểu), Action (hành động), Advocate (ủng hộ).

Công nghệ số đã làm cho hành trình khách hàng linh hoạt hơn rất nhiều. Mô hình 5A không chỉ có dạng hình phễu mà còn có thể mở rộng hoặc thu hẹp ở các giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào ngành kinh doanh cụ thể.

Mô hình 5A dạng nắm cửa thường được áp dụng trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG). Điểm đặc biệt của mô hình này là sự cam kết hành động mặc dù mức độ tò mò thấp. Giá cả thấp và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn thường khiến khách hàng mua ngay mà không cần nhiều tìm hiểu về thương hiệu sản phẩm.

Mặt khác, mô hình 5A dạng cá vàng thường được sử dụng trong kinh doanh B2B. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin cao hơn.

Dịch chuyển từ AIDA sang mô hình 5A
Dịch chuyển từ AIDA sang mô hình 5A

Chuyển dịch từ dịch vụ khách hàng sang chăm sóc khách hàng

Trước đây, dịch vụ khách hàng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng và giải quyết các vấn đề hỗ trợ sau bán hàng. Trong thời đại 4.0, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ, mà còn là tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ tương tác sâu sắc.

Chăm sóc khách hàng trong marketing 4.0 đặt khách hàng là trung tâm và tập trung vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu khách hàng. Doanh nghiệp không chỉ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn tạo ra những trải nghiệm độc đáo và tương tác tận răng với khách hàng, từ việc tư vấn và hỗ trợ đến việc xây dựng cộng đồng và đồng sáng tạo với khách hàng.

Ứng dụng công nghệ VR – thực tế ảo

Công nghệ thực tế ảo (VR) cho phép người dùng tạo ra môi trường giả lập qua các phần mềm chuyên dụng, hiển thị trên màn hình máy tính hoặc qua kính thực tế ảo, nhằm mang đến trải nghiệm thực tế và gần gũi nhất. Tiếp thị 4.0 sử dụng công nghệ này có thể cung cấp trải nghiệm thực tế về sản phẩm cho khách hàng.

Công nghệ VR đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp bán sản phẩm bất động sản. Ngoài ra, nhiều nhà tiếp thị cũng đã tạo ra những trải nghiệm từ công nghệ VR cho khách hàng, cho phép họ trải nghiệm không gian quán ăn, quán cà phê, bảo tàng và nhiều không gian khác.

Ứng dụng công nghệ VR - thực tế ảo
Ứng dụng công nghệ VR – thực tế ảo

Phát triển quảng cáo hiển thị

Quảng cáo hiển thị xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như quảng cáo banner, rich media. Quảng cáo hiển thị sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt thông điệp quảng cáo.

Hãy quan sát các trang web mà bạn thường truy cập, bạn có thấy các quảng cáo xuất hiện ở vị trí sidebar, đầu trang, cuối trang hay ngay trong nội dung bài viết không? Đó là cách quảng cáo hiển thị tiếp cận đối tượng công chúng mục tiêu được xác định trước.

Những quảng cáo hiển thị này còn sử dụng công nghệ retargeting – giúp tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc tác động vào những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng.

Marketing là một xu hướng không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế và đồng hành cùng nó. Marketing 4.0 đã tạo ra một sự thay đổi to lớn trong xã hội và mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn so với các phương pháp truyền thống trước đây. 

Trên đây là những thông tin về Marketing 4.0 mà Phòng marketing thuê ngoài Hà Nội HMA Agency chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn và mang lại thành công.

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Website: https://hmaagency.com/

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn.

Địa chỉ: Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội.

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *