Marketing hỗn hợp là gì? Mục tiêu và yếu tố thành công 2023

Marketing Mix là một công cụ phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để tiếp thị và quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Bạn đã hiểu Marketing hỗn hợp là gì chưa? Có những chiến lược Marketing Mix nổi bật nào? Làm thế nào để xây dựng những chiến lược này? Nếu bạn còn băn khoăn và muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Mục tiêu và yếu tố marketing hỗn hợp
Mục tiêu và yếu tố marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp là gì?

Marketing Mix, hay là Marketing hỗn hợp, là tập hợp các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Ban đầu, Marketing Mix được phân loại theo mô hình 4P, bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Xúc tiến (Promotion), được áp dụng trong hoạt động tiếp thị hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này đã phát triển thành Marketing 7Ps, phản ánh sự phức tạp và cải tiến trong lĩnh vực marketing hiện đại. Thuật ngữ này được Neil Borden, chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, đề xuất lần đầu vào năm 1953. Sau đó, vào năm 1960, nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã phân loại theo 4P và mô hình này vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

4p trong chiến lược Marketing hỗn hợp

Các yếu tố 4P liên kết và hoạt động cùng nhau. Mặc dù có nhiều khái niệm tiếp thị đã được phát triển theo thời gian, nhưng bốn yếu tố 4P vẫn là cơ sở cho mọi chiến lược tiếp thị thành công. 

Product – Sản phẩm

Yếu tố đầu tiên trong chuỗi 4P của Marketing hỗn hợp là Sản phẩm (Product). Sản phẩm có thể là hàng hóa vật chất hoặc dịch vụ vô hình. Ví dụ về sản phẩm vật chất có thể là ô tô, điện thoại thông minh, máy sản xuất, và nhiều hơn nữa. Các dịch vụ vô hình bao gồm nhà hàng, khách sạn, spa, và các loại dịch vụ khác.

Price – Giá

Yếu tố thứ hai trong chuỗi 4P là Price, tức giá cả. Trong lĩnh vực Marketing, Price đề cập đến số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các yếu tố như chi phí nguyên liệu, thị phần, nhận dạng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, và giá trị cảm xúc mà khách hàng có đối với sản phẩm.

Định giá là một yếu tố vô cùng quan trọng và đầy thách thức trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nếu giá cả quá thấp, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tăng số lượng để đạt lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá quá cao, chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu và doanh nghiệp có thể mất khách hàng sang các sản phẩm cạnh tranh. Các yếu tố trong chiến lược giá bao gồm giá khởi điểm, giá niêm yết, điều khoản thanh toán, tỷ lệ chiết khấu, và nhiều yếu tố khác.

4p trong chiến lược Marketing hỗn hợp
4p trong chiến lược Marketing hỗn hợp

Place – Địa điểm

Yếu tố thứ ba trong chuỗi 4P là Place, có thể hiểu là địa điểm bán hàng. Trong lĩnh vực Marketing, Place đề cập đến kênh phân phối sản phẩm, tức là nơi mà sản phẩm được trưng bày, trao đổi và mua bán. Địa điểm phân phối có thể là đại lý bán lẻ, cửa hàng thương mại truyền thống hoặc cả môi trường trực tuyến qua internet. Việc sở hữu một hệ thống phân phối hiệu quả là rất quan trọng, vì nó giúp sản phẩm đến được tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không phát triển và đầu tư đúng mức vào kênh phân phối, có thể dẫn đến lãng phí chi phí quảng cáo và sản xuất sản phẩm, trong khi sản phẩm không đạt được thành công trên thị trường.

Promotion – Khuyến mại

Promotions là hoạt động xúc tiến, đây là những hoạt động được thực hiện để hỗ trợ việc bán hàng và giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi khách hàng có được một ấn tượng tốt và nhận biết về sản phẩm, họ sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán.

Các hoạt động xúc tiến có thể bao gồm việc tạo ra catalog, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán lẻ và nhiều hoạt động khác. Nếu ngân sách của doanh nghiệp đủ lớn, có thể thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền hình thông qua hình thức tài trợ, sử dụng các kênh có tỷ lệ người xem cao và nhiều cách tiếp cận khác. Điều này giúp tăng sự nhận diện về sản phẩm đối với khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận.

Xem thêm: Mô hình 6Ps trong Marketing là gì?

3 yếu tố P bổ xung vào mô hình Marketing hỗn hợp

Marketing 4P đã được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với các điều kiện kinh doanh hiện tại. Mô hình Marketing 7P được phát triển dựa trên cơ sở của mô hình 4P truyền thống. Mô hình mới này đã bổ sung thêm 3 yếu tố P sau:

  • Process (quy trình): Đây là quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình tiếp thị của công ty.
  • People (con người): Đại diện và nhân viên của công ty, những người tiếp xúc trực tiếp và tương tác với khách hàng.
  • Physical evidence (bằng chứng vật lý): Các yếu tố vật chất trưng bày trong cửa hàng, ví dụ như không gian cửa hàng, biển hiệu, trang phục nhân viên,…

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược marketing hỗn hợp

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing hỗn hợp bao gồm:

Thị trường

Đây là sự hình thành và chuyển đổi từ một hình thức thị trường này sang một hình thức thị trường khác. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi loại hàng hóa sẽ tạo ra các tình huống kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp.

yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing hỗn hợp
Sự hình thành và chuyển đổi từ một hình thức thị trường

Vòng đời sản phẩm

Mỗi sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến khi rút lui sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn này có nội dung hoạt động khác nhau. Việc đánh giá đúng về giai đoạn trong vòng đời sản phẩm sẽ dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh chính xác, giúp doanh nghiệp thành công.

Uy tín thương hiệu doanh nghiệp

Khách hàng luôn có lòng tin vào những sản phẩm và thương hiệu mà họ đã quen thuộc hoặc tin tưởng. Sự tin cậy này đối với doanh nghiệp thông qua sản phẩm càng lớn, thì vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao.

Tính chất hàng hóa

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp.

Các mô hình Marketing hỗn hợp thay thế

Có một số mô hình tiếp thị hỗn hợp được đề xuất và sử dụng thay thế cho mô hình truyền thống 4P. Dưới đây là một số mô hình phổ biến:

7P

Mô hình 7P được mở rộng từ mô hình 4P bằng việc thêm vào 3 yếu tố:

  • People (con người): Đại diện cho nhân viên trong công ty, thuộc các bộ phận như hỗ trợ khách hàng, copywriter, lập trình viên, và nhiều hơn nữa.
  • Process (quy trình): Bao gồm quá trình vận hành của toàn bộ kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và các quy trình liên quan khác.
  • Physical Evidence (Bằng chứng vật chất): Liên quan đến việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và cách mà các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.
Marketing hỗn hợp bổ sung
Mô hình 7P được mở rộng từ mô hình 4P

4C marketing

Mô hình 4C gắn với 4P cụ thể;

  • Customer Value (giá trị mang lại cho khách hàng) là một yếu tố mới được kết hợp với 4P. Đối với chữ P – Product (sản phẩm), điều này đồng nghĩa với việc mỗi sản phẩm phải thực sự mang lại giá trị cho khách hàng, giải quyết một nhu cầu thiết thực của họ.
  • Cost (chi phí của khách hàng) liên quan đến chữ P – Price (giá), nghĩa là giá của sản phẩm cần được đánh giá, xem xét kỹ càng như một giá trị, chi phí mà người mua sẽ phải chi trả.
  • Convenience (sự thuận tiện) liên quan đến chữ P – Place (địa điểm), yêu cầu cách thức và quy trình phân phối sản phẩm phải tạo ra sự thuận tiện cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
  • Communication (giao tiếp) liên quan đến chữ P – Promotion (khuyến mãi, PR), đặt ra yêu cầu trong công tác truyền thông phải tạo ra sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Xem thêm bài viết: Mô hình 3c trong marketing hiệu quả thành công

6C marketing

Các yếu tố trong mô hình 6C bao gồm:

  • Customer (Khách hàng): Tập trung vào nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng.
  • Cost (Chi phí): Xem xét chi phí không chỉ từ góc độ giá cả, mà còn từ các yếu tố như thời gian, công sức và rủi ro mà khách hàng phải đầu tư.
  • Convenience (Tiện lợi): Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình mua hàng, sử dụng sản phẩm và giao dịch.
  • Communication (Giao tiếp): Xây dựng một chiến lược giao tiếp hiệu quả để tương tác và truyền đạt thông điệp đến khách hàng.
  • Customization (Tùy chỉnh): Đáp ứng các nhu cầu và mong muốn đặc thù của từng khách hàng thông qua việc tùy chỉnh sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm.
  • Community (Cộng đồng): Tạo và duy trì một cộng đồng khách hàng mạnh mẽ, gắn kết và tạo ra giá trị bằng cách thúc đẩy sự tương tác và sự tham gia của khách hàng.
Marketing hỗn hợp bổ sung
Mô hình marketing 6C

Mô hình 6C nhấn mạnh sự tập trung vào khách hàng, tạo ra giá trị và tương tác tốt hơn với khách hàng thông qua việc đáp ứng các yếu tố quan trọng như chi phí, tiện lợi, giao tiếp, tùy chỉnh và xây dựng cộng đồng.

Marketing hỗn hợp là mô hình chiến lược quan trọng và hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên áp dụng trong kinh doanh và phát triển sản phẩm, dịch vụ. Qua những chia sẻ trên, Dịch vụ marketing thuê ngoài HMA Agency hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ về khái niệm Marketing hỗn hợp và vai trò quan trọng của nó, cũng như cách xây dựng một chiến lược thành công và hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

Công ty phát triển thương hiệu HMA AGENCY

Hotline: 0354469238

Website: https://hmaagency.com/

Gmail: hmaagencyvn@gmail.com.

Facebook: https://www.facebook.com/hmaagencyvn.

Địa chỉ: Số nhà 37, ngõ 135 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình Hà Nội.

Nguồn tham khảo

1. Kinza Yasar. 2022. 4 P’s marketing mix

https://www.techtarget.com/whatis/definition/Four-Ps

Ngày tham khảo: 23/05/2023

2. WILL KENTON. 2023. Marketing Mix: The 4 Ps of Marketing and How to Use Them

https://www.investopedia.com/terms/m/marketing-mix.asp

Ngày tham khảo: 23/05/2023

Bài viết liên quan

Tác giả: Trần Trung Hiếu

Tôi có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing và làm việc cho nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, hiện là một trong những chuyên gia Marketing hàng đầu trong ngành. Tôi là cựu sinh viên của trường Đại Học Thương mại với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp chuyên ngành Marketing trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *